Tin Khoa học Công nghệ Tổng hợp

25/10/2021

Hội nghị tổng kết Chương trình trọng điểm cấp nhà nước "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới": Khẳng định hiệu quả thực tiễn cao của các nghiên cứu mới

1/ Ngày 23/10/2021, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã diễn ra Hội nghị tổng kết Chương trình trọng điểm cấp nhà nước "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới" (KC.02/16-20) sau 5 năm thực hiện. Click

2/ Giống rắn Lycodon Boie, 1827 là một trong những giống đa dạng nhất trong họ rắn Colubridae, với 64 loài hiện được ghi nhận. Dựa trên những phân tích các dữ liệu phân tử và so sánh hình thái các mẫu vật mới thu thập được từ huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và một cá thể khác ở Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Nonggang, huyện Long Châu, khu tự trị Choang Quảng Tây, Trung Quốc với các mẫu chuẩn (holotype), đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vât, Viện Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội), Đức (Vườn thú Cologne) và Trung Quốc (Viện nghiên cứu sinh học Thành Đô) đã ghi nhận sự phân bố mới của loài L. pictus cho khu hệ lưỡng cư Trung Quốc và bổ sung thêm một số dẫn liệu về phân tích chuẩn đoán hình thái của loài. Click

3/ Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng với đối tác Nhật Bản đã hợp tác thực hiện nhiệm vụ Nghiên cứu về Sứa ở biển ven bờ Việt Nam. Nhiệm vụ được xem là một trong những mô hình phát huy tốt được giá trị hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, giải quyết các vấn đề mới đối với Việt Nam. Click

4/ Dự án thành phần "Xây dựng bộ mẫu thổ nhưỡng Nam Trung Bộ - Nam Bộ, Việt Nam”, mã số BSTMV.33/19-22, đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện vào ngày 29/09/2021. Click

5/ Trong quá trình nghiên cứu đặc điểm cổ thực vật ở miền Bắc Việt Nam, các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Vườn Thực vật nhiệt đới Xishuangbana, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã phát hiện và mô tả một loài thực vật hóa thạch (cổ thực vật) mới thuộc họ Mộc tặc (Equisetaceae) trong địa tầng thuộc giai đoạn muộn của thế Trung Tân (Miocene), tại tỉnh Yên Bái, miền Bắc Việt Nam. Click

6/ Nỗ lực bảo tồn Đa dạng sinh học trong đại dịch Covid-19: Nhân nuôi sinh sản thành công các loài rùa quý, hiếm tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Trong năm 2020 và 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh nói riêng, nhưng một tin rất vui đối với công tác bảo tồn là trong năm 2021 tại Trạm lần đầu tiên hai loài rùa quý hiếm của Việt Nam (Rùa Trung bộ và Rùa Núi vàng) sinh sản thành công trong môi trường nuôi bán tự nhiên tại Trạm. Click

7/ Nhóm các nghiên cứu Việt Nam và Đức đã phát hiện và mô tả hai loài cá cóc mới gồm Tylototriton pasmansi (gồm phân loài mới là Tylototriton pasmansi obsti) và Tylototriton sparreboomi và thuộc nhóm Tylototriton asperrimus. Kết quả của nghiên cứu dựa trên phân tích vùng gen ND2 thuộc hệ gen ti thể của 15 mẫu vật thuộc nhóm Tylototriton asperrimus được thu từ các quần thể ở Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa và Quảng Tây (Trung Quốc). Click

8/ Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết: Theo thông báo từ Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), do thời tiết không thuận lợi, sáng 7/10, cơ quan này đã hoãn lịch phóng tên lửa Epsilon số 5 mang theo vệ tinh NanoDragon (do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo) cùng với 8 vệ tinh khác của Nhật Bản. Click

9/ Ngày 21/9/2021, tại Luân Đôn, Vương quốc Anh, Clarivate đã công bố danh sách 276 tổ chức đổi mới sáng tạo ảnh hưởng nhất khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Trong đó, 27 tổ chức được trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo 2021. Click

10/ Ngày 18/10/2021, Ban Kiểm tra tổ chức Lễ đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Ban Kiểm tra (1981-2021). Click

11/ Sóc đỏ Callosciurus finlaysonii là một trong mười sáu loài sóc cây thuộc giống Callosciurus. Loài này có 16 phân loài, phân bố ở Thái Lan, Nam Lào, Tây Nam Việt Nam, Nam Campuchia và Nam Myanmar. Các phân loài có sự khác biệt lớn về màu sắc bộ lông. Ở Việt Nam, cho đến nay đã ghi nhận 2 phân loài là Callosciurus finlaysonii germaini phân bố đặc hữu ở đảo Côn Sơn (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và Callosciurus finlaysonii harmandi phân bố đặc hữu ở đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Click
Được xem nhiều
Thông tin Triển lãm Quốc tế

Thông tin triển lãm Quốc tế

Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học & Đại dương thế giới

Thực hiện theo công văn Công văn 1117/VHL-VP & 1247/VHL-VP

Tuyển dụng và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2023

Quyết định số: 04/QĐ-CNHH ngày 09/01/2024 về việc tuyển dụng và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức đối với các trường hợp trúng tuyển kỳ xét tuyển viên chức năm 2023

Công bố Công khai Dự toán NSNN-2023

Quyết định số 12/QĐ-CNHH ngày 30/01/2024 Về việc công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022

Công bố công khai quyết toán dự toán ngân sách 2022

Quyết định số 09/QĐ-CNHH ngày 29/01/2024 Về việc công bố công khai quyết toán dự toán ngân sách nhà nước năm 2022

Thống kê truy cập
9 7 6 1 7 1 4 0
Hôm nay
18
Hôm qua
793
Tuần này
18
Tháng này
17,634