21/11/2021
Tin khoa học công nghệ trong tuần
1. Công trình của nhóm khoa học Việt Nam giành giải thưởng đặc biệt châu Á
Ngày 10-11, tin từ Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết Quỹ
toàn cầu Hitachi (The Hitachi Global Foundation) vừa gửi thư thông báo
công trình "Phát triển và ứng dụng hệ cảm biến sinh học để xác định
nhanh BOD và độ độc trong nước", do nhóm nghiên cứu của TS Phạm Thị Thùy Phương (thuộc
Viện Công nghệ hóa học) thực hiện, đã giành giải đặc biệt (Best
Innovation Award) của Giải thưởng Đổi mới sáng tạo châu Á 2021.
Giải thưởng trị giá 3 triệu yen, tương đương 600 triệu đồng.... Click
2. Một số kết quả hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Cơ
quan hàng không vũ trụ Nhật Bản-JAXA và Viện Hàn lâm KHCNVN-VAST trên
mô-đun KIBO của Trạm vũ trụ quốc tế ISS
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập (20/11/2006 – 20/11/2021), Viện
Công nghệ vũ trụ điểm lại một số kết quả hợp tác nghiên cứu khoa học
giữa Viện Hàn lâm KHCNVN (VAST) và Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản
(JAXA) trong khuôn khổ hoạt động của Diễn đàn các Cơ quan Vũ trụ Châu Á –
Thái Bình Dương (APRSAF).
Trong năm 2020-2021,
Viện Công nghệ vũ trụ với vai trò là đầu mối của Việt Nam tại APRSAF,
đã thực hiện 2 Dự án về "Chương trình hạt giống du hành vũ trụ” – AHiS
và "Cuộc thi lập trình KIBO Robot (KIBO-RPC)”.... Click
3. 10 sinh viên, học viên thạc sĩ USTH nhận học bổng Odon Vallet năm 2021
Chiều 16/11/2021, tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
(USTH), Hội đồng xét học bổng Odon Vallet 2021 khu vực phía Bắc đã phối
hợp với USTH tổ chức Lễ trao học bổng cho 10 sinh viên, học viên thạc sĩ
USTH có thành tích học tập xuất sắc.
Click
4. Phát hiện loài chuột chũi mới ở khu vực Tây Nguyên
Đa số các loài thú trong họ Chuột chũi di chuyển bằng cách đào hầm hoàn
toàn trong lòng đất (fossorial). Chúng có cơ thể dày, thuôn dài, bộ lông
nâu đen thẫm hay nâu xám đậm mềm mượt, đa số có lông ngực màu cam hoặc
sáng màu do ảnh hưởng của tuyến tiết, tai nhỏ, thường không có vành tai
và mắt rất nhỏ, gần như tiêu biến. Chi trước phát triển thích nghi với
việc đào bới với bàn chân rộng, hướng ra hai bên và có thể di chuyển về
phía sau, móng vuốt lớn; chân sau không có nhiều biến đổi thích nghi
giống như chân trước. Thức ăn của Chuột chũi chủ yếu là giun đất, các
loại côn trùng và ấu trùng trong lòng đất. Click
5. Nguồn sáng SkyLED và giải pháp chiếu sáng SkyLighting, bảo vệ hệ thống thị giác và sức khỏe con người
Hệ thống thị giác của con người đã thích nghi với môi trường ánh sáng tự
nhiên trên trái đất trong hàng triệu năm. Ngày nay, chúng ta sống và
làm việc trong môi trường ánh sáng nhân tạo quá nhiều, vì vậy hệ thống
thị giác và sức khỏe của chúng ta đang bị tổn thương nghiêm trọng. Được
sự hỗ trợ của đề tài độc lập cấp nhà nước thuộc chương trình Phát triển
Vật lý (mã số ĐTĐL.CN.30/18), nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học vật
liệu đã nghiên cứu chế tạo thành công nguồn sáng SkyLED và xây dựng các
hệ thống chiếu sáng nhân tạo SkyLighting có các đặc tính phù hợp nhất
với hệ thống thị giác và sức khỏe của con người. Click
6. Hệ thống lọc không khí diệt virus bằng vật liệu nano
Các nhà khoa học tại Đại học Cambridge đã nghiên cứu một vật liệu nano
mới có khả năng lọc và tiêu diệt nhiều loại virus khác nhau, bao gồm cả
họ hàng gần của virus Corona. Click
7. Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ phát triển hệ thống vệ tinh nhỏ
Vào lúc 7 giờ 55 phút 16 giây (giờ Hà Nội) ngày 9/11, tên lửa Epsilon số
5 được điểm hỏa và phóng lên quỹ đạo, mang theo vệ tinh NanoDragon của
Việt Nam. Đến 9 giờ 6 phút 54 giây (giờ Hà Nội), vệ tinh NanoDragon tách
khỏi tên lửa, bắt đầu làm việc trong không gian. Sự kiện này cho thấy
Việt Nam đang tiến dần từng bước làm chủ công nghệ phát triển vệ tinh
nhỏ. Click
8. Phát hiện mới về các thành phần của tế bào gan người
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một bản đồ toàn diện về tất cả các loại tế
bào trong gan người khỏe mạnh bằng cách sử dụng một phương pháp tên là
giải trình tự RNA đơn bào. Các quần thể mới của các loại tế bào gan đã
được phát hiện ra và tập bản đồ tế bào gan người này giống như một nguồn
tài liệu để hiểu hơn về sự thay đổi của tế bào trong bệnh ung thư gan. Click
9. Từ "Recycling” tới "Upcycling” – một cách xử lý nhựa thông minh hơn
Nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học RMIT ở Melbourne,
Australia có thể tạo ra các sản phẩm có giá trị cao từ nhựa - ống nano
cacbon và nhiên liệu lỏng sạch – đổng thời xử lý rác thải nông nghiệp và
hữu cơ. Click
10. Kỷ lục mới về sản xuất hydro năng lượng mặt trời
Các nhà khoa học Australia phát triển phương pháp mới giúp tăng hiệu
suất sản xuất hydro từ năng lượng mặt trời với các vật liệu chi phí
thấp.
Sản xuất hydro từ năng lượng mặt trời là một ngành công nghiệp sạch, có
tiềm năng lớn để thúc đẩy sự phát triển bền vững trên toàn cầu. Tuy
nhiên, phương pháp này thường không khả thi trong thực tiễn do chi phí
sản xuất và vận hành quá cao. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia
Australia và Đại học New South Wales đã lập kỷ lục thế giới mới về hiệu
quả sản xuất hydro tái tạo từ năng lượng mặt trời bằng vật liệu giá rẻ. Click
11. Trí tuệ nhân tạo giúp chẩn đoán ung thư phổi sớm một năm
Theo nghiên cứu mới được trình bày tại Đại hội Quốc tế Hiệp hội Hô hấp
châu Âu, các nhà khoa học đã công bố một chương trình về trí tuệ nhân
tạo (AI) có khả năng xác định các dấu hiệu chính của ung thư phổi trong
chụp CT sớm hơn một năm so với những phương pháp hiện nay. Click
12. Khứu giác – Hệ thống cảnh báo nhanh nhất của con người
Khả năng phát hiện và phản ứng với mùi của một mối đe dọa tiềm tàng là
điều kiện tiên quyết để tồn tại của con người và các loài động vật có vú
khác. Sử dụng một kỹ thuật mới, các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska ở
Thụy Điển đã có thể nghiên cứu những gì xảy ra trong não khi hệ thần
kinh trung ương đánh giá một mùi đại diện cho sự nguy hiểm. Click
13. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được nhận Giải thưởng đổi mới sáng tạo 2021
Ngày 21/9/2021, tại Luân Đôn, Vương quốc Anh, Clarivate đã công bố danh
sách 276 tổ chức đổi mới sáng tạo ảnh hưởng nhất khu vực Nam Á và Đông
Nam Á. Trong đó, 27 tổ chức được trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo 2021. Click
14. Thông báo tin động đất ngày 20/11/2021
Vào hồi 23 giờ 32 phút 00 giây (giờ GMT) ngày 19 tháng 11 năm 2021 tức 06 giờ 32 phút 00 giây (giờ Hà Nội) ngày 20 tháng 11 năm 2021 một trận động đất có độ lớn 3.2 xảy ra tại vị trí có tọa độ (22.314 độ vĩ Bắc, 101.761 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.7 km. Động đất xảy ra tại khu vực tỉnh Phongsaly, Lào (Cách huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên khoảng 50 km). Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0. Click